[CHỨNG NHẬN] CÔNG BỐ THỰC PHẨM BẢO VỆ SỨC KHỎE

Ngày 02/02/2018, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Nghị định 15/2018/NĐ-CP hướng dẫn một số điều của Luật An toàn thực phẩm. Theo nghị định mới tất cả các sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe đều phải tiến hành công bố chất lượng sản phẩm trước khi nhập khẩu để lưu hành tại Việt Nam hoặc sản xuất và lưu hành trong nước.

Khái niệm thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe (chức năng): Các sản phẩm có công dụng, liều dùng, các loại sản phẩm có nguần gốc thiên nhiên và có công dụng đối với sức khỏe con người, giúp chữa lành các tổn thương hoặc cung cấp năng lượng cho cơ thể con người…. ngoài ra còn phân biệt ở nền gốc sản phẩm.

Thực phẩm bổ sung: Vitamins, khoáng chất, chất xơ, axit béo hay axit amin bị thiếu hoặc không tiêu thụ đủ trong chế độ ăn uống hàng ngày của mỗi người. Nói cách khác, nó là một sản phẩm có chứa đầy đủ thành phần dinh dưỡng nhằm mục đích bổ sung, tăng cường cho chế độ ăn uống.


Hồ sơ nhà sản xuất phải cung cấp

  1. Giấy đăng ký kinh doanh có ngành nghề kinh doanh thực phẩm

  2. Certificate of analysis ( CA)- Kết quả kiểm nghiệm trong vòng 12 tháng có đủ chỉ tiêu theo quy định

  3. Certificate of Free sale (Giấy chứng nhận lưu hành tự do), giấy chứng nhận xuất khẩu ( Certificate of Exportation) Hoặc Healthy (Giấy chứng nhận y tế) do Bộ Y Tế của nước xuất xứ/ xuất khẩu cấp đó có nội dung thể hiện an toàn cho người sử dụng hoặc bán tự do tại thị trường của nước sản xuất/xuất khẩu

  4. Bằng chứng khoa học chứng minh công dụng của sản phẩm hoặc của thành phần tạo nên công dụng đã công bố

  5. Mẫu sản phẩm, Mẫu nhãn sản phẩm hoặc hình ảnh nhãn sản phẩm


Hồ sơ công bố thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Quý doanh nghiệp chuẩn bị các giấy tờ sau đây để lập hồ sơ công bố:

  1. Bản công bố sản phẩm được quy định tại Mẫu số 02 nghị định 15

  2. Giấy chứng nhận lưu hành tự do (Certificate of Free Sale) hoặc Giấy chứng nhận xuất khẩu (Certificate of Exportation) hoặc Giấy chứng nhận y tế (Health Certificate ) của cơ quan có thẩm quyền của nước xuất xứ/xuất khẩu cấp có nội dung đảm bảo an toàn cho người sử dụng hoặc được bán tự do tại thị trường của nước sản xuất/xuất khẩu (hợp pháp hóa lãnh sự kèm bản sao chứng thực)

  3. Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ được cấp bởi phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm được công nhận phù hợp ISO 17025 gồm các chỉ tiêu an toàn do Bộ Y tế ban hành theo nguyên tắc quản lý rủi ro phù hợp với quy định của quốc tế hoặc các chỉ tiêu an toàn theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn tương ứng do tổ chức, cá nhân công bố trong trường hợp chưa có quy định của Bộ Y tế (bản chính hoặc bản sao chứng thực)

  4. Bằng chứng khoa học chứng minh tác dụng của sản phẩm hoặc của thành phần tạo nên chức năng đã công bố trong trường hợp sản phẩm nhập khẩu là thực phẩm bảo vệ sức khỏe

  5. Giấy chứng nhận đạt yêu cầu Thực hành sản xuất tốt (GMP) hoặc chứng nhận tương áp dụng theo lộ trình từ ngày 1 tháng 7 năm 2019 (bản chính hoặc bản sao chứng thực).


Thủ tục đăng ký hồ sơ 

  1. Kiểm tra đối chiếu tài liệu CFS và nhãn sản phẩm để kiểm tra thông tin có phù hợp hay không

  2. Tiến hành xét nghiệm các chỉ tiêu an toàn và các chỉ tiêu trên nhãn chính

  3. Xây dựng hồ sơ công bố tiêu chuẩn sản phẩm theo nghị định số 15/2018/NĐ-CP căn cứ vào tiêu chuẩn nhà sản xuất và một số tiêu chuẩn về An toàn thực phẩm do Bộ Y Tế đề ra

  4. Nộp hồ sơ đến Cục ATTP Bộ Y Tế


Nếu các doanh nghiệp đang cần được tư vấn thêm về các thủ tục nhập khẩu sản phẩm bảo vệ sức khỏe hãy liên hệ ngay tới BSR Việt Nam (024 3212 3961) để được tư vấn trực tiếp !

← Bài trước